Thực chất, Core Yoga có rất nhiều biến thể tùy thuộc vào văn hóa, truyền thống nơi bạn sống. Vô số khái niệm đã được đưa ra về “phần cốt lỗi (core)” và cũng có không ít tranh luận xoay quanh điều này.
Tuy nhiên, Desirée Rumbaugh – một giảng viên Anusara Yoga cao cấp đạt chuẩn quốc tế - đã nhận định cốt lõi là “phần hỗ trợ về mặt tinh thần cho con người trong cuộc sống cũng như về mặt thể chất trong luyện tập Yoga”.

3 tác dụng lớn nhất của Core Yoga
Sức khỏe của phần cốt lõi cực kỳ quan trọng vì chúng giúp bạn mạnh mẽ hơn cả về thể chất lẫn tinh thần để nhẹ nhàng vượt qua những thăng trầm trong cuộc sống. Cụ thể:
1. Cải thiện tình trạng vùng lưng dưới
Nếu phần cốt lõi của một người bị yếu, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và thoái hóa thoát vị đĩa đệm rất cao (Theo Harvey Deutch – một chuyên gia vật lý trị liệu người Mỹ).
Bởi thông thường, phần khớp SI (hoặc sacroiliac – phần xương hình tam giác ở phía dưới cột sống giúp kết nối xương chậu với xương chậu phải và trái) là nơi chịu tác động nhiều nhất từ phần trên cơ thể.
Mối liên hệ ở đây sẽ là:
Khớp SI chịu căng thẳng liên tục trong khoảng thời gian dài -> Ảnh hưởng đến toàn bộ khung xương chậu -> Chấn thương.
Mà nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc khớp SI chịu căng thẳng là phần cốt lõi suy yếu. Muốn tránh điều đó, bạn cần phải tập luyện phần cốt lõi thật khỏe mạnh và dẻo dai.
Một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất chính là Core Yoga. Các bài tập Asana (tên gọi trong tiếng Phạn của tư thế Yoga) đa phần tập trung vào vùng lưng dưới - lower back.
(Người mới có thể tìm hiểu Asana là gì tại đây)
Nôm na dạng bài tập này sẽ xoay quanh các tư thế ngả, đứng, đảo ngược, vặn và giữ thăng bằng cơ thể. Và việc này sẽ giúp các cơ, khớp xương vùng lưng dưới được “tập thể dục”, từ đó cải thiện dần và khỏe mạnh hơn.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Theo Ana Forrest, nhà sáng lập học viện Forrest Yoga, phần cốt lõi suy yếu sẽ có thể dẫn đến chứng táo bón.
Thêm vào đó là bệnh suy nhược vì cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, khiến máu huyết lưu thông yếu và quá trình trao đổi oxy diễn ra chậm. Từ đó, người bệnh dễ cảm giác mụ mị, thiếu minh mẫn, và tiêu cực.
Core Yoga, thông qua các bài tập hít thở đúng cách và rèn luyện thể chất phần cốt lõi, sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi oxy và ngăn chặn hiệu quả các nguy cơ kể trên.
3. Kết nối cảm xúc
Bà Forrest cũng bổ sung thêm về khả năng kết nối cảm xúc mà Core Yoga mang lại.
Việc luyện tập phần cốt lõi khiến yogi trở nên sáng suốt và minh mẫn - điều mà vốn dĩ rất quan trọng cả trong Yoga và trong cuộc sống.
Trong Yoga, bạn phải quyết định có nên luyện tập tiếp những tư thế Asana khó hơn không bởi nếu bạn chưa giữ thăng bằng tốt, việc tập quá sức rất dễ khiến bạn “đo thảm”.
Còn trong đời thực, một quyết định trong lúc mụ mị sẽ có thể để lại hậu quả.
Nói một cách khác, Core Yoga khiến người tập hiểu rõ hơn về bản thân họ để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
2 mẹo để luyện tập Core Yoga
Như đã hứa, dưới đây Capayoga sẽ mách bạn 2 mẹo nhỏ-mà-có-võ để giúp việc luyện tập Core Yoga bớt khó khăn hơn:
1. An toàn là trên hết
Để rèn luyện đúng cách nhóm cơ bụng – một trong các nhóm cơ quan trọng của phần cốt lõi – bạn nên tập tư thế cây cầu trước (Setu Bandha Sarvangasana).
Tại sao?
Vì tư thế cây cầu sẽ giúp bạn giải phóng vùng bụng, từ đó, luyện tập nhóm cơ này sẽ trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn.
Các bài tập thở (Pranayama) và Kriya, bao gồm:
Agni Sara Dhauti – Tinh chế bằng lửa
Nauli – Làm sạch khoang bụng
Uddiyana Bandha – Các tư thế khóa bụng
…sẽ là một cách an toàn tuyệt vời để phát triển sức khỏe phần cốt lõi tốt nhất.
Khi thực hiện các bài tập này, việc quan trọng nhất là thở đúng cách và tập trung trí óc.
Theo Desirée Rumbaugh, yogi nên dành một phần buổi tập cho các tư thế Asana tập trung vào vùng bụng hoặc thiền tĩnh tâm để rèn luyện phần cốt lõi.
Việc cảm nhận và và dồn năng lượng cơ bắp vào phần cốt lõi cực kỳ quan trọng.
Các lớp học Yoga cho người mới thường diễn ra rất chậm là để học viên có thể học được điều này.
Ở những tư thế khác, ví dụ tư thế chiến binh (Warrior pose) hay các động tác vặn, yogi nên chú ý vào cách thở để mở rộng phần cốt lõi, tạo khoảng không cho các khớp xương và cơ quan trong cơ thể.
Một khi yogi có thể cảm nhận được sự kích hoạt phần cốt lõi, họ sẽ không còn thở nặng nhọc mỗi khi bước hoặc nhảy về trước trong suốt buổi tập.
2. Kết hợp các bài tập phần cốt lõi với quá trình luyện tập cá nhân
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – ông bà ta từng dạy như vậy và điều đó cũng không ngoại lệ khi bắt đầu học Core Yoga.
Để “biết người”, trước khi bước vào các bài tập cho phần cốt lõi, bạn cần tìm hiểu:
Đâu được gọi là phần cốt lõi?
Trong các bài luyện tập cá nhân, hãy tập cảm nhận nhóm cơ nào của phần cốt lõi đang tác động lên tư thế đó và mức độ tác động.
Từ đó, bạn sẽ cảm thụ tốt hơn về chúng.
Có thể bạn chưa biết, các thuật ngữ yoga trong tiếng Phạn có mối tương quan mật thiết đến các cơ quan trong cơ thể.
Vì thế, nếu bạn tìm hiểu về giải phẫu học một chút thì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc am tường sự vận hành cũng như tác động của Core Yoga của từng cơ quan.
Tips vàng cho các giảng viên yoga:
Đối với các giáo viên yoga mới, bạn hãy cố gắng khích lệ các học viên chú ý vào nhịp thở cũng như vùng bụng của họ khi tập luyện.
Còn về phía bạn, mỗi khi đứng lớp và tập mẫu tư thế, việc dồn cơ bụng ra sau và hướng về phía xương sống sẽ giúp bạn có sức bền cao hơn để có thể vừa tập tư thế vừa giảng dạy.
Điều đó thể hiện rõ qua giọng nói của bạn.
Thay vì bị hụt hơi và ngắt quãng, bằng điều chỉnh nhỏ này, giọng của bạn sẽ nội lực và đều hơn.
Lời cuối
Bởi vì Core Yoga là một chuỗi những bài tập chuyên sâu rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần, việc tập luyện sẽ khó hơn hẳn là các bài tập hít thở hoặc thiền tĩnh tâm.
Chính vì thế, Capayoga hi vọng 2 mẹo vặt trên sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn dễ dàng, an toàn, và hiệu quả hơn phần nào.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Theo dõi mục tin tức để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến Yoga nữa nhé.