Với người mới bắt đầu hay dù đã tập yoga lâu năm thì việc chọn lựa một tấm thảm yoga phù hợp không phải điều dễ dàng, nhất là khi có rất nhiều loại thảm với các chất liệu khác nhau.
Bởi vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được đầy đủ về ưu và nhược điểm của từng loại chất liệu thảm yoga và thời điểm mà bạn nên sử dụng chúng.
Chất liệu thảm tập yoga nào là tốt nhất?
Dưới đây là bảng so sánh chất liệu thảm tập yoga và trường hợp sử dụng tốt nhất cho từng loại:
• Chất liệu PVC hoặc Vinyl - Giá cả rất phải chăng và nhẹ nhưng là chất liệu kém bền vững nhất.
• Chất liệu TPE - Cũng có giá cả phải chăng và bền vững hơn một chút so với PVC. Rất phù hợp cho người mới bắt đầu tập yoga và là lựa chọn thay thế cho loại không có cao su.
• Chất liệu cao su tự nhiên – là chất liệu tốt nhất do có độ bền và tính bền vững cao. Tuy nhiên, đây cũng là loại đắt tiền nhất và chứa cao su có thể gây dị ứng.
• Chất liệu cao su tổng hợp hay NBR - có giá cả phải chăng khác. Cung cấp nhiều độ êm hơn TPE hoặc PVC, nhưng sẽ làm giảm sự ổn định của các tư thế đứng. Đến từ các nguồn không thể tái tạo.
• Chất liệu gỗ sồi tự nhiên (Cork) - có khả năng thấm hút và độ bám tăng lên trong điều kiện ẩm ướt. Sử dụng tốt nhất cho lớp học hot yoga và những người đổ mồ hôi nhiều khi tập.
• Chất liệu cotton hay đay - được các yogi sử dụng trước khi thảm tập yoga được phát minh. Mang tính truyền thống và khiến bạn cảm thấy gần gũi với thiên nhiên hơn.
Dưới đây là giải thích chi tiết về các chất liệu thảm tập yoga tốt nhất và ưu nhược điểm đầy đủ của từng loại:
PVC (còn được gọi là Vinyl)
PVC chủ yếu được sử dụng trong các thảm tập yoga giá rẻ đến tầm trung vì nó có bề mặt dính tự nhiên và giá cả khá phải chăng. Điều này rất quan trọng nếu bạn là người mới bắt đầu và chưa muốn đầu tư một số tiền lớn. Mặc dù vậy, bạn nên chuẩn bị một tấm thảm phù hợp nếu đã xác định sẽ tập yoga lâu dài.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của PVC (còn được gọi là vinyl) là nó không thân thiện với môi trường, điều này đi ngược lại với Yama.
Đây là chi đầu tiên trong tám chi được nêu trong Yoga Sutra, có nội dung là không làm hại người khác và được cho là bao gồm cả môi trường.
Ngày nay, chất liệu TPE phổ biến hơn PVC vì nó bền vững hơn một chút.
Ưu điểm:
• Thảm PVC có giá cả phải chăng
• Có bề mặt dính tự nhiên
• Nhẹ hơn so với thảm cao su
Nhược điểm:
• Đến từ các nguồn không thể tái tạo
• Không thể phân hủy sinh học
• Không thể tái chế
• Có thể gây kích ứng da
TPE
Như đã đề cập ở trên, TPE (vật liệu đàn hồi nhiệt dẻo) dường như là chất liệu được ưa chuộng cho các loại thảm giá rẻ. Nó có các đặc tính tương tự như PVC ở chỗ giá cả phải chăng và độ dính tự nhiên.
Giống như PVC, nó đến từ các nguồn không thể tái tạo, tuy nhiên, nó tiêu thụ ít năng lượng hơn trong quá trình sản xuất, có thể tái chế và phân hủy sinh học nên được coi là tốt cho môi trường hơn so với PVC.
Thảm tập yoga TPE thường được chọn vì lý do giá cả, tuy nhiên, nó cũng có thể được chọn bởi những người đang tìm kiếm thảm tập yoga không chứa cao su do bị dị ứng.
Ưu điểm:
• Thảm TPE có giá cả phải chăng
• Là loại thay thế tuyệt vời cho loại thảm không có cao su
• Nhẹ so với thảm từ cao su tự nhiên
• Có thể được tái chế
• TPE có thể phân hủy sinh học
Nhược điểm:
• Đến từ các nguồn không thể tái tạo
Cao su tự nhiên
Thảm tập yoga cao cấp thường được làm bằng cao su tự nhiên. Điều này có nhiều lợi ích so với các loại thảm có chất liệu rẻ hơn, chẳng hạn như độ bền cao hơn và cung cấp một mức đệm tốt để hỗ trợ đầu gối người tập trong các tư thế như tư thế Em bé.
Cao su tự nhiên cũng được chọn làm thảm tập yoga do tính bền vững của nó. Mặc dù không có sản phẩm nào bền vững 100%, nhưng nó tốt cho môi trường hơn các chất liệu thảm tập yoga khác vì nó có nguồn gốc tự nhiên, có thể tái tạo.
Nhược điểm lớn nhất của cao su tự nhiên là giá thành cao, đây là lý do tại sao nó thường chỉ được tìm thấy trong các loại thảm yoga đắt tiền của các thương hiệu như Liforme và Manduka. Trọng lượng của nó cũng nặng hơn nên nếu bạn có một tấm thảm cao su dày thì sẽ không dễ dàng để di chuyển.
Ưu điểm:
• Đến từ các nguồn tái tạo
• Cung cấp đệm cho đầu gối của bạn
• Rất bền
• Đa dạng về kích thước, độ dày, nhãn hiệu, v.v...
Nhược điểm:
• Đắt hơn các loại thảm khác
• Chứa cao su có thể gây dị ứng cho một số người
• Nặng hơn so với các loại thảm có kích thước tương đương
Cao su tổng hợp (NBR)
Nếu ai đó nói một tấm thảm yoga rằng nó được làm từ "cao su" thì bạn cần phải kiểm tra thêm vì họ có thể đang đề cập đến cao su tổng hợp nhưng cố gắng đánh lừa bạn nghĩ rằng đó là cao su tự nhiên.
Có một số loại cao su tổng hợp khác nhau, nhưng NBR thường được sử dụng trong thảm tập yoga.
Một trong những lý do tại sao mọi người thích NBR là vì tính đàn hồi của nó. Chất liệu này rất mềm và thường thấy ở các loại thảm yoga dày. Điều này có nghĩa là nó tạo sự thoải mái cho các khớp của bạn, rất tốt cho những người bị đau đầu gối hoặc những ai có vóc dáng to lớn.
Bạn có thể thấy những dấu tay hay dấu chân in lại trên thảm trước khi nó trở lại hình dạng bình thường, nhưng điều này không có gì đáng lo ngại.
Ưu điểm:
• Thảm tập yoga NBR có giá cả phải chăng
• Đàn hồi tốt cho các tư thế yoga ngồi, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về đầu gối
• Dễ dàng vệ sinh
Nhược điểm:
• Để lại dấu tay, chân tạm thời trên thảm
• Đến từ các nguồn không thể tái tạo
• Không thích hợp cho các tư thế đứng
Gỗ sồi tự nhiên (Cork)
Nếu bạn tập hot yoga và đang tự hỏi liệu có nên mua một tấm thảm yoga bằng chất liệu gỗ sồi tự nhiên hay không, thì câu trả lời là có! Lợi ích của thảm yoga bằng gỗ sồi là chúng thấm hút rất tốt và tạo độ bám khi trở nên ẩm ướt hơn, điều này hoàn hảo cho việc tập luyện hot yoga, nơi bạn sẽ đổ mồ hôi đáng kể do căn phòng ấm hơn bình thường.
Thông thường, một tấm thảm cork yoga sẽ không được làm hoàn toàn bằng gỗ sồi. Nó sẽ có một chất liệu khác như TPE hoặc cao su tự nhiên bên dưới. Độ cứng và độ mềm của thảm sẽ thay đổi tùy thuộc vào tỷ lệ gỗ sồi và vật liệu cơ bản. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành của chúng, dao động từ mức giá phải chăng đến rất đắt.
Tôi cũng nghĩ rằng loại thảm này trông cũng khá bắt mắt và nhiều chiếc có thiết kế khắc laser trên bề mặt, mặc dù chúng có thể mờ dần theo thời gian.
Bản thân thảm cork yoga nói chung khá thân thiện với môi trường vì nó đến từ các nguồn tự nhiên, nhưng vật liệu cơ bản sẽ có tác động đến tính bền vững tổng thể của tấm thảm.
Ưu điểm:
• Thấm hút tốt
• Trở nên bám dính hơn khi ướt
• Nhiều kiểu dáng tuyệt vời
• Thân thiện với môi trường
• Nhẹ hơn các chất liệu thảm khác
Nhược điểm:
• Dễ mòn hơn các vật liệu khác
• Độ bám không tốt khi thảm khô (nhưng có thể dễ dàng giải quyết bằng cách làm ướt tay bạn)
Thảm yoga cotton hoặc đay
Đối với ai yêu thích sự truyền thống thì một tấm thảm yoga từ chất liệu cotton hay đay có thể là một lựa chọn thay thế tốt. Chúng thường được làm từ bông hoặc đay, là chất liệu tự nhiên giúp bạn cảm thấy gần gũi với thiên nhiên hơn khi đặt tay lên.
Loại thảm này được sử dụng trong việc tập luyện yoga từ đầu những năm 1900, rất lâu trước khi thảm tập yoga hiện đại ra đời.
Ngoài lợi ích về cảm giác truyền thống, chúng cũng tuyệt vời cho một số chuyển động nhất định như tư thế bật nhảy sau, nhảy về trước hay chó ngửa mặt, vì bạn có thể dễ dàng di chuyển chân của mình hơn.
Ưu điểm:
• Mang tính truyền thống
• Cảm giác tự nhiên hơn cho lòng bàn tay của bạn
• Đến từ một nguồn bền vững
• Phù hợp với một số chuyển động nhất định
• Thấm hút tốt
• Dễ dàng vệ sinh (bằng cách cho vào máy giặt)
Nhược điểm:
• Cung cấp ít đệm hơn cho đầu gối và hông của bạn
• Độ bám kém hơn chất liệu như cao su hoặc TPE
Mỗi chất liệu tạo nên thảm tập yoga đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu mà bạn cần cân nhắc và lựa chọn cho mình một chiếc thảm tập phù hợp. Chúc bạn sẽ sớm tìm được bạn đồng hành ưng ý trên con đường luyện tập yoga của mình.